Ăn chay không chỉ phổ biến đối với những người miền Bắc và Trung bộ. Nam bộ cũng có rất nhiều người ăn chay và ăn chay trường.
Đối với người dân khu vực Nam bộ họ quan niệm ăn chay là chỉ ăn những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: gạo, khoai, ngô, bắp, lúa mì, rau củ quả, trái cây và không ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như tôm cá, heo, gà, bò ….
Tuy nhiên có một số người người lại quan niệm ăn chay là chỉ được ăn các loại trái cây chín. Có người lại vừa ăn trái cây chín vừa ăn các loại rau củ đã qua chế biến khác. Vì họ nghĩ khi thức ăn được nấu chín rồi thì sẽ không còn tự nhiên nữa, mặt khác khi nấu chín sẽ làm cho rau củ mất hết chất dinh dưỡng của nó. Hơn nữa khi qua chế biến xào nấu rồi thì lại phạm vào ngũ tân. Ngũ tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm hành (cách thông), hẹ (từ thông), kiệu (lan thông), tỏi (đại toán), và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum. Đặc tính chung của những chất này là có tính nóng, mùi vị cay nồng nên nếu ăn nhiều những chất này sẽ gây cáu bẳn, nóng tính và dễ bị kích dục ..(theo sách Phật học, kinh Lăng Nghiêm quyển số 8).
Một số người cho rằng ăn trứng được, có người lại không… Riêng đối với rượu bia và các chất có cồn thì người ăn chay tuyệt đối hoàn toàn không được sử dụng những chất này. Vì rượu đứng đầu trong tứ đổ tường (tửu, sắc, tài, khí) lại thuộc vào giới cấm nên tuyệt đối không dùng rượu khi ăn chay.
Về hình thức ăn chay, sẽ có hai hình thức ăn chay là: ăn chay trường và ăn chay kỳ.
Ăn chay trường hay còn gọi là trường trai: tức là ngày nào cũng ăn chay
Ăn chay kỳ còn gọi là kỳ trai. Trong kỳ trai lại có nhiều hình thức ăn chay khác nhau, bao gồm
– Nhị trai: mỗi tháng ăn chay 2 ngày là mồng 1 và ngày rằm.
– Tứ trai: mỗi tháng ăn chay 4 ngày: mồng 1, 14, ngày rằm và 30 (tháng nào thiếu thì ăn vào ngày 29).
– Lục trai: mỗi tháng ăn chay 6 ngày: mồng 1, mồng 8, 14, ngày rằm, 23, 30 (tháng thiếu thì ăn vào ngày 29).
– Thập trai: mỗi tháng ăn chay 10 ngày là mồng 1, mồng 8, 14, ngày rằm, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (tháng thiếu ăn vào các ngày 27, 28, 29).
– Nhất nguyệt trai: ăn chay trọn tháng giêng hoặc tháng bảy.
– Tam nguyệt trai: ăn chay trọn tháng giêng, tháng bảy và tháng mười.
Như vậy tùy theo mỗi người ăn chay mà có một hình thức ăn chay khác nhau để có một chế độ ăn chay đúng cách và phù hợp với sức khỏe cá nhân cũng như thời gian biểu của mỗi người.
Đối với ẩm thực và các món ăn của người miền Nam cũng khá đa dạng. Trong đó đậu hũ vẫn là thực phẩm được nhiều người chọn dùng làm ăn chay nhất. Vì đậu hũ tốt cho sức khỏe, chứa nhiếu chất xơ và lại dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Các món đơn giản dễ làm từ đậu hũ: nấm kho đậu hũ bắp non, đậu hũ non sốt cà chua, đậu hũ sốt chua ngọt tẩm vừng, đậu hũ nấu canh rau củ, đậu hũ tứ xuyên chay, đậu hũ xào măng tươi, canh đậu hũ lá hẹ, đậu hũ nấu bún chay, đậu hũ chiên xả ớt, đậu hũ sốt tiêu cay đậm đà, đậu hũ khìa xào ớt chuông và nấm ….
Ngoài ra, các loại hoa quả và các loại rau cũng khá phong phú cho người ăn chay: Ăn hoa quả tươi có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Vì trong hoa quả có chứa rất nhiều enzim, sẽ giúp các độc tố bị đào thải khỏi gan, ruột, thận và các bắp cơ. Ăn nhiều rau củ trái cây cũng làm lành sẹo, làm trẻ hoá các tế bào, phục hồi các bộ phận bị tổn thương hay nhiễm độc…hơn nữa ăn nhiều rau xanh và hoa quả cung cấp nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, và ngăn ngừa sự tích tụ mỡ thừa dưới da. Các món chay từ rau củ dễ dàng thực hiện: gỏi bắp chuối chay, canh rong biển, dưa leo xào nấm, miến xào bắp cải chay, củ hũ dừa kho nấm rơm, canh chua bông so đũa chay, đậu ngự xào bún chay, mì căn xào xả ớt chay, sườn chay nấu đậu, súp măng tây cua biển chay….
Như vậy người ăn chay luôn luôn có những món ngon mỗi ngày để thay đổi khẩu vị, thực phẩm ăn chay cũng vô cùng đa dạng và nhiều sự lựa chọn. Do đó ẩm thực chay miền Nam luôn có những ưu điểm riêng và hài hòa của nó.
Nguồn sallbadinhduong
Leave a Reply