Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni có dạy:
- Tất cả chúng sinh từ vô-thủy đến nay, nhân-duyên xoay vần, thường làm cha mẹ bà con với nhau. Vì tưởng cha mẹ bà con, cho nên ta chẳng ăn thịt.
- Vì khí huyết bất tịnh tạo thành, cho nên ta chẳng ăn thịt.
- Vì chúng sinh ngửi hơi, tất cả đều sợ hãi, cho nên chẳng ăn thịt.
- Vì khiến người tu-hành mất tâm từ-bi, cho nên chẳng ăn thịt.
- Vì kẻ phàm phu thèm ăn món hôi hám bất tịnh, tiếng đồn không tốt, cho nên chẳng ăn thịt.
- Vì tụng-kinh trì-chú không được linh nghiệm, cho nên chẳng ăn thịt.
- Vì người sát sanh thấy chúng sanh thì ưa thèm vị ngon, khởi tâm giết hại, cho nên chẳng ăn thịt.
- Vì kẻ ăn thịt, bị Chư Thiên ghét bỏ xa lánh, cho nên chẳng ăn thịt.
- Vì hơi hôi trong miệng bay ra, cho nên chẳng ăn thịt.
- Vì sát sanh hay bị nhiều ác mộng, cho nên chẳng ăn thịt.
- Vì trong rừng vắng vẻ hổ lang beo sói ngửi thấy hơi tìm đến bắt, cho nên chẳng ăn thịt.
- Vì khiến người ăn uống không tiết độ cho nên chẳng ăn thịt.
- Vì khiến người tu-hành sinh tâm ham muốn, cho nên chẳng ăn thịt.
(Trích trong sách Long thư Tịnh-độ)
Ngoài ra trong sách Long thư Tịnh-độ có ghi thêm những lời này:
Nếu người tu hành dứt được sự ăn thịt, người ấy vốn là bực Thượng. Hơn nữa ăn chay được lợi ích rất nhiều:
- Bớt nghiệp duyên sát hại.
- Được thanh tịnh.
- Chẳng hại nghiệp lành.
- Không bị bệnh tim, ung thư, cao máu, cao mỡ, v.v… Vì hầu hết các con vật đều sợ chết. Khi chúng bị giết, chúng rất tức giận và sản sinh ra trong thịt một chất độc rất có hại gây nên bệnh (ý kiến của Tịnh).
- Là sự yêu cầu khi tu theo pháp môn Tịnh Độ. Tu theo pháp môn Tịnh Độ mà còn ăn thịt thì không có lòng từ bi, điều này trái với lòng từ bi của Đức Phật A-Di-Đà (ý kiến của Tịnh)
- Không cho tính dâm dục phát sinh. Vì khi ăn mặn thì hay sinh ra tính tham ăn làm cho cơ thể béo mập, cùng với sự tham ngủ (ngủ nhiều) làm cho cơ thể phát sinh ra nhiều chất dâm dục trong cơ thể, dễ bị ô nhiễm về tâm (tạo nghiệp xấu) và dễ bị ô nhiễm về thân vì cơ thể bị kích thích nên có lòng mong muốn tìm người khác phái để giải quyết chuyện sinh lý (tạo nghiệp xấu), (ý kiến của Tịnh).
- Ngồi Thiền tâm dễ được định, không bị hôn trầm (buồn ngủ) hay tán loạn (tâm suy nghĩ lung tung, không được định.) Ăn mặn rất khó ngồi Thiền (ý kiến của Tịnh).
- Bước đường tu tiếp ít bị cản trở và gặp nhiều thuận lợi. Ít bị cản trở vì các thú vật bị giết hay bị ăn thịt không đi theo báo thù. Gặp nhiều thuận lợi vì miệng trong sạch không bị hôi tanh nên chư Thiên và chư Thiện Thần dễ gần gũi và theo hộ trì (ý kiến của Tịnh).
- Cuộc đời được đổi thay từ lúc phát tâm ăn trường chay. Người ăn trường-chay là vốn là bậc Thượng. Nếu giữ được thì có sự trì-giới tốt. Trì giới được trong sự ăn chay thì sự tu hành có thể trì giới được. Từ trì giới sinh ra tinh-tấn. Vì có tinh-tấn nên phước nghiệp tốt đến mau làm thuận lợi cho bước đường tu (ý kiến của Tịnh).
- Tụng Kinh nói chung (Tụng Kinh, niệm Phật, trì chú, v.v…) được thêm nhiều công đức. Khi tụng Kinh, nếu giữ được ba nghiệp thanh tịnh (thân, khẩu, ý trong sạch) thì được công-đức và phước-đức vô-lượng (ý kiến của Tịnh).
- Giảm đi rất nhiều tính tham ăn, xa lìa ngũ dục, tham ăn là một phần của TAM ĐỘC tham, sân, si. Do đó tiến trình trên con đường giải thoát được gần hơn (ý kiến của Tịnh).
Quý vị có thể tham khảo thêm bài sau đây về cách thức ăn chay.
Cách thức ăn chay:
Ăn chay là hạnh từ bi của người Phật tử để tránh điều tội ác, làm việc nhân từ. Hãy bố thí, cúng dường, tu nhơn tích đức và giữ gìn giới luật. Đây là sự chuẩn bị để về cõi Tây phương Cực-Lạc. Bất cứ ai ăn chay cũng được. Quý vị nên ăn chay để tránh các tật bệnh nguy hiểm, giảm bớt sân si, thân tâm an lạc. Trong ngày ăn chay quý vị không nên dùng sinh mạng các thú vật, thịt cá, tôm cua (con và trứng), cùng ngũ vị tân: “hành, hẹ, tỏi, nén, kiệu”. Những cách thức ăn chay gồm có:
Tứ trai: Ăn 4 ngày: 1, 14, 15 và 30 (theo Âm lịch tháng thiếu ngày 29 thế 30)
Lục trai: Ăn 6 ngày: 1, 8, 14, 15, 23 và 30
Thập trai: Ăn 10 ngày: 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30
Nhứt ngoạt trai: Ăn chay trọn tháng giêng
Tam ngoạt trai: Ăn 3 tháng: 1, 7 và 10
Tứ ngoạt trai: Ăn 4 tháng: 1, 4, 7, 10 và tập lần cho đến trường chay là quý nhất.
Đã phát tâm ăn chay, còn niệm Phật, trì chú, tụng Kinh, tham Thiền nhập định thì công đức, phước báu vô lượng. Sau khi mạng chung được nhẹ nhàng siêu thoát.
Phật tử Tâm Tịnh sưu tầm
Leave a Reply